Năng lượng sạch là gì? Phân loại các nguồn năng lượng sạch

Thứ năm - 19/03/2020 21:05
Cùng với sự phát triển của xã hội thì năng lượng thiên nhiên ngày càng được khai thác nhiều. Tuy nhiên, không ai hiểu rõ khái niệm năng lượng sạch là gì và tầm quan trọng của nó.
Năng lượng sạch là gì? Phân loại các nguồn năng lượng sạch
Mục lục

Bảo vệ trái đất, bảo vệ môi trường luôn là vấn đề cấp bách cần có phương pháp giải quyết. Không chỉ là Việt Nam mà nó là chuyện chung của mọi quốc gia trên thế giới. Gần đây, chúng ta cần biết cách tận dụng năng lượng sạch của thiên nhiên để giảm tải việc sử dụng các tài nguyên. Trong đó năng lượng sạch được chú ý nhiều nhất. Tuy nhiên, năng lượng sạch là gì và có những loại năng lượng nào có thể tận dụng khai thác thì không phải ai cũng nắm rõ.
 

Năng lượng sạch là gì?


Năng lượng sạch là gì? Chúng được định nghĩa là dạng năng lượng mà trong quá trình sinh công, hoạt động, vận hành không tạo ra chất thải độc hại. Hơn nữa, tự bản thân nó cũng đã hoàn toàn vô hại cho người. Vì thế, dùng năng lượng sạch sẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 

Nguồn gốc của các năng lượng sạch đề xuất phát có sẵn từ thiên nhiên. Hoặc các chế phẩm của sản phẩm tự nhiên. Vậy nên ít gây ô nhiễm và cũng ít rơi vào tình trạng bị cạn kiệt. Một số loại năng lượng sạch mà chúng ta biết phải kể đến như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nước…
 

Năng lượng sạch đang ngày càng phát triển
Năng lượng sạch đang ngày càng phát triển

 

Việt Nam là nước có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các nguồn năng lượng sạch. Nếu biết cách sử dụng thì các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, mưa axit, ô nhiễm môi trường sẽ được khắc phục đáng kể. Có thể chúng ta chưa biết, từ năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt và hạt nhân chính là nguồn cung cấp và sản xuất ra năng lượng sạch. 
 

Các loại tài nguyên năng lượng sạch


Áp dụng công nghệ chuyển hóa năng lượng sạch để đảm bảo thân thiện với môi trường. Đồng thời không gây ảnh hưởng đến môi trường, năng lượng sạch ứng dụng thiết thực từ nhà máy đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó cần phải có kế hoạch khai thác các tài nguyên than đá, dầu mỏ, dầu khí phù hợp. Từ đó góp phần tránh lãng phí ra môi trường.

 

Năng lượng mặt trời


Đây được coi là nguồn năng lượng sạch đầu tiên, vô tận mà loài người đã phát hiện từ rất lâu đời.  Từ những năm 50 của thế kỷ trước, một số quốc gia Tây Âu đã biết đến việc sử dụng nguồn năng lượng này. Từ việc sử dụng những tấm pin bán dẫn để thu lại bức xạ ánh sáng. Tận dụng nhiệt độ của mặt trời để sử dụng các thiết bị như bóng đèn, bình nước nóng và các thiết bị điện khác.

 

Những tấm quang năng
Những tấm quang năng hấp thụ ánh sáng

 

Tại Việt Nam, các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ gần đây rất chuộng sử dụng nguồn năng lượng sạch từ mặt trời. Nó không chỉ phù hợp với khí hậu địa hình mà còn thuận tiện trong sản xuất, tiêu dùng hằng ngày. Từ đó giúp tiết kiệm đáng kể chi phí tiền điện hàng tháng.
 

Năng lượng gió


Bên cạnh năng lượng mặt trời thì năng lượng gió cũng được coi là nguồn năng lượng sạch dồi dào mà thiên nhiên ban tặng. Và Việt Nam, với đường bờ biển kéo dài theo chiều dọc của đất nước, lượng gió vô cùng nhiều và phân bố đều quanh năm. Việc vận dụng năng lượng gió sẽ giúp chúng ta hạn chế tối đa các tác hại gây hại cho thiên nhiên và con người nếu dùng nguồn năng lượng khác.

 

Năng lượng gió
Năng lượng gió

 

Ứng dụng của năng lượng gió là cách sử dụng quay các tuabin phát điện. Từ đó tận dụng sức quay của gió để biến đổi thành năng lượng sạch để đưa vào thực tiễn. Chủ yếu là phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của con người. 
 

Năng lượng nước


Không còn quá xa lạ với nguồn năng lượng này bởi nước ta đã vận dụng quá hoàn hảo. Các thủy điện dựa vào sức nước ở sông hồ để làm quay tuabin tạo ra điện. Điều này được thấy rõ nét nhất ở những các đại dương, sóng thủy triều để khai thác giúp turbin phát điện. Từ đó góp phần giúp các ngọn hải đăng chiếu sáng giữa biển khơi, phao, cầu cảng, hệ thống hoa tiêu dẫn đường đều đi vào hoạt động.

 

Đập thủy điện
Đập thủy điện


 

Năng lượng tuyết


Do khí hậu nóng ẩm là phổ biến mà năng lượng tuyết ở nước ta hầu như chưa được tận dụng. Tuy nhiên ở các nước có khí hậu lạnh thì việc khai thác sử dụng đã đem lại nhiều kết quả. Điển hình là hiệp hội nghiên cứu năng lượng thiên thiên ở Bihai, Nhật đã ứng dụng thành công tuyết để làm lạnh các kho hàng. Và hơn thế là làm điều hòa không khí ở những tòa nhà khi thời tiết nóng bức.

 

Ví dụ nhỏ trong ứng dụng
Ví dụ nhỏ trong ứng dụng

 

Năng lượng từ men sinh học


So với các nguồn năng lượng sạch khác thì năng lượng từ men sinh học còn khá mới mẻ với nhiều người. Các đồ phế thải sinh hoạt sẽ được phân loại và đưa vào bể chứa. Sau đó tiến hành lên men chúng để tạo ra khí metan. Khí đốt này sẽ làm cho động cơ hoạt động để sản sinh ra điện. Từ đó đem đi sử dụng cho các thiết bị như bóng đèn, bếp gas để nấu nướng. 

 

Lên men sinh học
Lên men sinh học

 

Kết thúc quá trình phân hủy, phần còn lại sẽ được sử dụng làm phân bón sinh học cho cây trồng trong nông nghiệp. Có thể nói đây là phát minh không chỉ giúp ích cho con người mà còn góp phần tiết kiệm. Nhất là tăng bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa lượng phế thải thải ra môi trường.

Bên cạnh các nguồn năng lượng sạch kể trên thì xung quanh chúng ta còn có rất nhiều nguồn khác. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề năng lượng sạch là gì và các nguồn năng lượng sạch phổ biến. Từ đó có động thái đúng đắn để chung tay bảo vệ bầu khí quyển sạch và xanh của mọi người.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây